Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam nói chung và là đặc sản nổi tiếng vào hạng bậc nhất của Hà Nội nói riêng. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng (hay còn gọi là thôn Hậu) nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nói đến đặc sản Hà Nội hay món ăn truyền thống của người Hà Thành thì trước nhất phải nói tới Cốm Làng Vòng.
Với sự phát triển đô thị, giờ làng Vòng không còn nhiều hộ sản xuất cốm, nhưng tinh hoa, cách thức sản xuất truyền thống vẫn còn được duy trì.Sản phẩm cốm làng Vòng sản xuất theo phương pháp truyền thống cổ truyền từ nhiều thế hệ, không nước hồ, không phẩm màu mà hạt cốm vẫn dẻo vẫn xanh màu lúa tự nhiên.
Cốm làng Vòng được sản xuất từ lúa nếp non và qua nhiều công đoạn với các bước làm khác nhau từ lúc gặt lúa nếp non cho đến thành phẩm. Dưới đây là bài viết giới thiệu sơ lược về cách làm cốm làng Vòng.
Nguyên liệu làm cốm làng Vòng là lúa nếp non:
- Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt
- Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt
Sàng lọc thóc: Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc.
Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép
Rang Thóc: Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang thóc để làm cốm có gắng theo mấy đảo tự động. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.
Giã Cốm: Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.
Cách ăn cốm
1. Ăn trực tiếp,
Cứ thế mà nhai nhai,cốm là loại lúa non, khi người ta thu hoạch lúa non về và rang lên, và xay sát đi ,giã,xảy vỏ trấucho thành cốm là lớp vỏ cám và cái mầm gạo non ít nhiều bị "bay" đi ... nhưng thực ra lớp cám bám dính vào thành hạt cốm vẫn còn lại một ít, đông y gọi là cám nhì rất bổ dưỡng vì thế khi nhai kỹ bạn sẽ thấy nó ngon và ngọt chừng nào .
2. Ăn với chuối bị lốm đốm ở vỏ, gọi là chuối trứng quốc, chuối như vậy mới ngon!
3. Nấu chè cốm: nấu chè bột sắn dây và chút đường, sau cùng bỏ cốm xanh vào bát
4. Món bánh cốm
Bánh cốm nhân là nhân đậu xanh
Bánh cốm nhân là nhân đậu xanh
5. Món cốm già đem rang lên trên bếp, lửa to và bỏ vào từng nắm nhỏ. Món khoai môn chiên cốm là sự pha trộn của hương vị mùa hạ và mùa thu. Khoai môn được ướp trong hoa sen rồi tẩm với cốm chiên giòn.
6. Ngoài ra còn có món chế biến từ cốm : kem cốm, chả cốm, xôi cốm, cốm hầm chim hạt sen, Tôm tẩm cốm, xôi cốm, cốm tráng trứng là món phổ biến nhất ,cốm xào dừa và mới đây nhất có món bánh trung thu làm từ cốm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét