Trong cuộc thi, mỗi đội phải tráng cả bánh cuốn lá lẫn bánh cuốn nhân.
Theo thần tích của địa phương, nhân dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất từ thời Hùng Vương. An Quốc, con trai vua Hùng thứ 18 (là bạn của Sơn Tinh) đã dạy dân làm nghề bánh cuốn. Bánh được làm từ những loại gạo ngon, xay mịn như nước, lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm.
Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Gạo phải lựa mua loại gạo tẻ ngon, ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Khi tráng bột bánh trên phên cũng phải thật tinh khéo, lá bánh càng mỏng càng ngon.
Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon, gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Khâu quan trọng xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình
Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon, gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Khâu quan trọng xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình
Ngày nay, các công đoạn làm bánh cuốn đã được cơ giới hóa, nhưng trong hội làng, người dân Thanh Trì vẫn phải chế biến theo lối cổ - nghĩa là bột vẫn được xay từ những chiếc cối đá làm từ đá xanh Thanh Hóa. Và để bánh mỏng tang, trắng mịn thì chậu bột được pha theo một tỷ lệ riêng.
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, sắc trắng của bánh nổi bật cùng những đốm nhân màu nâu đỏ của hành phi.
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, sắc trắng của bánh nổi bật cùng những đốm nhân màu nâu đỏ của hành phi.
Để làm được món bánh cuốn ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau ( giành cho 4 người ăn )
- 400g bột bánh cuốn- 1l nước
- 200g thịt băm
- 4 - 5 tai nấm mèo (15-20g)
- 1 củ hành tây vừa
- 20ml dầu ăn
- Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm
- Nước chấm: ớt, nước mắm
- Dụng cụ: chảo không dính loại vừa, khuôn làm bánh hình tròn khoảng 20 - 22cm (dùng để lấy bánh ra khỏi chảo)
Bước 1: Cho bột bánh cuốn vào 1 tô lớn rồi từ từ pha nước vào.
Bước 2: Dùng đũa hoặc phới khuấy đều cho đến khi thành hỗn hợp đặc sệt và mịn hoàn toàn. Để yên trong 1 lúc cho bột nở ra.
Bước 3: Thêm dầu ăn vào phần bột bánh cuốn vừa pha.
Bước 4: Để làm nhân, đầu tiên mình ngâm nấm mèo trong nước cho mềm và nở ra, sau đó xắt thành từng miếng nhỏ.
Ướp thịt với gia vị rồi trộn đều cho gia vị ngấm.
Ướp thịt với gia vị rồi trộn đều cho gia vị ngấm.
Bước 5: Xắt nhỏ hành tây
Bước 6: Cho một ít hành tây vào chảo dầu nóng phi trước cho thơm, rồi cho hỗn hợp hành tây, nấm mèo và thịt băm vào xào lên.
Bước 7: Dùng cọ nấu ăn thấm dầu rồi thoa lên mặt chảo không dính một lớp dầu thật mỏng. Đổ khoảng 1 muôi nấu canh bột bánh cuốn vào chảo rồi tráng đều ra.
Bước 8: Đậy nắp lại trong vòng 30 giây - 1 phút để bánh chín hẳn.
Bước 9: Dùng khuôn bánh hoặc cái đĩa úp lên phần bột trên chảo rồi nhanh chóng lật chảo lại. Bánh cuốn bây giờ đã nằm trong khuôn bánh.
- Các bạn úp khuôn bánh ra thớt sạch hoặc đĩa to để cho nhân vào rồi cuốn lại.
- Các bạn úp khuôn bánh ra thớt sạch hoặc đĩa to để cho nhân vào rồi cuốn lại.
Bước 10:
- Bóc vỏ hành tím rồi rửa sạch, sau đó xắt thành từng lát và phi vàng lên.
- Bóc vỏ hành tím rồi rửa sạch, sau đó xắt thành từng lát và phi vàng lên.
Bánh cuốn được bày ra dĩa thì ra lấy hành phi dưới lên trên bán cuốn sẽ rất thơm và trông rất đẹp bạn trang trí rau thơm xung quanh dĩa bánh cuốn trông sẽ hấp dẫn hơn đấy !
Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm, phải pha sao để mà dậy được cái mùi cà cuống lên thì thật là tuyệt vời. Dù là bánh cuốn nguội Thanh Trì hay bánh cuốn nóng thì cần phải có nước chấm vừa miệng. Pha nước chấm là bí quyết riêng của mỗi cửa hàng. Khách tới những cửa hàng bánh cuốn ngon đều mê mẩn thứ nước màu hổ phách thơm dịu đó.
Nước chấm bánh cuốn không thiên về vị chua mà cần cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường. Chén nước mắm nhỏ, không quá mặn, không quá chua, không cay quá. Có lẽ vì bánh cuốn vốn mềm mại, thanh mát nên nước chấm đi cùng cũng dìu dịu như vậy để hài hòa.
Món ăn này tuy đơn giản nhưng thật sự hạnh phúc khi tự tay mình làm bánh cuốn cho bữa sáng thêm sự thay đổi bữa ăn hàng này tạo cảm giác ngon miệng hơn .
Chúc các bạn thành công !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét