Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Mì xứ Quảng

Từ gạo (trắng, đỏ) ngâm, xay, tráng thành lá mì rồi xắt thành sợi mì trắng hay hồng hoặc dùng bột nghệ để làm ra những sợi mì vàng óng. Nhờ lá mì được xoa dầu nên tô mì xứ Quảng, dù đã chan nước nhưng vẫn giữ hương vị lâu hơn, khó biến mùi so với các món khác. Tô mì Quảng sắc màu từ những sợi mì, lục tươi của các loại rau bên tôm, thịt đỏ hồng, sậm vàng những hạt đậu phụng  giòn tan.

Mì Quảng là món ăn rất thơm ngon và không bị ngán bởi có rau sống, lạc và bánh đa ăn kèm. Nếu đã từng được ăn mỳ Quảng và trót mê món này thì bạn hãy thử ngay công thức này nhé, thành phẩm sẽ làm bạn ngạc nhiên bởi hương vị khó quên của món ăn này đấy!

Khác với những món ăn phải dùng nóng mới ngon thì mì xứ Quảng dùng nóng hay nguội đều có cái ngon của nó. Nếu “công thức” ở nhiều món là “bột + thịt” (bún, phở) thì có lẽ mì xứ Quảng là một trong số ít món không nặng công thức, không đặc trưng – và chính đó mới là đặc trưng của mì xứ Quảng.

Người xứ Quảng, từ núi cao đến đảo xa đều biết “ăn theo thuở, ở theo thời”, quen linh hoạt ứng xử, linh hoạt chọn lựa, linh hoạt chế biến, vì vậy, món mì ở đây rất phong phú: có thể là mì bò (nước nhưn chế biến từ thịt bò), mì heo, mỳ gà, mì cá, mì ốc, mì nhông (4), mì mực, mì tôm, mì sứa, mì rắn hoặc mì thập cẩm; tương tự, các loại rau tươi (rau sống) cũng chẳng phải theo quy định nào - mùa nào thức ấy. Tuy vậy, nếu mì bò, mì gà, mì cá (lóc), ...được cho là thông dụng thì bắp chuối (phần hoa chuối chưa trổ buồng) xắt mõng là loại “rau sống” thường gặp trên các tô mì ở đây. Cái tên “mì Quảng” cũng chỉ là để gọi món mì xứ Quảng mà thôi, ở đây, địa danh “Quảng” được dùng làm tên món ăn, không dùng tên nguyên liệu (bún bò, chả cá, chè khoai, rượu nếp,...)



Mì ở xứ Quảng đâu chỉ để “ăn thiệt” trong bữa chính, món “ăn chơi” khi “nửa buổi” trong nhà, ngoài ruộng mà còn có mặt ở các lễ hội gia đình; có nơi, có lúc, mì là một trong các món cỗ dâng lên bàn thờ trang trọng. Hơn nữa, mì xứ Quảng tuy lõng hơn món sốt nhưng không ngập trong nước chan như phở, bún bò nên cũng dễ dùng nĩa và muỗng cho người chưa quen sử dụng đôi đũa.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu mỳ Quảng: 

- 200g thịt gà đùi đã lọc xương
- 100g tôm đồng
- Nước dùng gà (hoặc nước xương heo)
- 2 quả cà chua, rau sống (xà lách, bắp chuối, húng, mùi…)
- Lạc rang, trứng gà
- 1kg mỳ Quảng (ở miền Bắc không có có thể thay bằng sợi bánh phở, nếu bạn tìm mua được bánh phở sợi to thì càng tốt nhé)
- Nước mắm, gia vị, dầu ăn, hạt tiêu, hành, tỏi, ớt, dầu điều (không bắt buộc), đường




Cách làm :
Bước 1 : Thịt gà đã lóc xương rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp với nước mắm, gia vị, hạt tiêu, hành khô, tỏi, ớt băm nhỏ ít nhất 30 phút. Tôm đồng cắt bỏ đầu, ướp với gia vị, hạt tiêu.



Bước 2 : Cà chua bóc vỏ thái nhỏ.



Bước 3 : Cho dầu vào chảo, cho tôm vào xào thơm sau đó múc ra bát.



Bước 4 : Tiếp tục cho dầu vào chảo, cho 1 củ hành khô bào mỏng vào phi thơm, cho thịt gà vào xào đến khi thịt săn lại.



Bước 5 : Cho tôm vào cùng thịt gà, thêm 1 muỗng nước dùng cho săm sắp mặt thịt, nêm thêm 1 chút đường vào đun sôi rồi vặn lửa nhỏ riu riu đến khi nước nhân sánh lại. Nếu thích màu đẹp bạn có thể cho 1 chút màu dầu điều hoặc sa tế vào cho đẹp mắt.


Bước 6 : Phi thơm hành khô trong chảo dầu sau đó cho cà chua vào xào nhừ.



Bước 7 : Thêm nước dùng để nấu nước chan mỳ. Tuy nhiên mỳ quảng là loại mỳ ăn khô nên không cần quá nhiều nước đâu bạn nhé! Đun đến khi nước sôi rồi bạn cứ vặn lửa nhỏ hết cỡ, để nấu liu riu trên bếp đến khi ăn cho nước dùng được nóng.


Bước 8 : Rau sống rửa sạch thái nhỏ.


- Lạc rang dập làm đôi.



- Trứng luộc thái làm tư, nếu thích bạn có thể thay bằng trứng cút cũng được.


Bước 9 : Chần nhanh sợi mỳ qua nước nóng.


Bước 10 : Cho rau sống vào bát.


Tiếp theo là cho mỳ lên, chan nước nhân (gồm thịt gà + tôm + nước thịt) và chút nước dùng (nồi nước nấu với cà chua) vào sao cho nước chỉ khoảng 1/3 bát, rắc lạc, trứng và bánh đa lên trên là bạn đã hoàn thành món mỳ quảng rồi đấy.


Trông tô mì Quảng thật hấp dẫn phải không các bạn ! Món ăn này cũng rất dễ làm và thích hợp trong những bữa ăn sáng hay ăn trưa đấy .Chúc các bạn thành công và làm được nhiều món ăn ngon nhé !

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Hướng dẫn nấu phở gà ngon



Hướng dẫn làm Nama Chocolate Nhật Bản

Nama chocolate là món ăn xuất xứ từ Nhật Bản và đã chinh phục được đông đảo nhiều người sành ăn do hương vị ngọt ngào, mát rượi đầy say đắm. Chuẩn bị cho dịp lễ valentine lãng mạn sắp tới, mới các bạn tham khảo cách làm nama chocola đơn giản nhưng cũng không kém phần độc đáo nhé. Giới thiệu nama chocolate - Nama trong tiếng Nhật có nghĩa là nguyên hay tươi, và trong thành phần của Nama chocolate thì có nhiều kem tươi. Do đó Nama chocolate cần được giữ trong tủ lạnh và dùng sớm trong 2-3 ngày nhưng tốt nhất là nên thưởng thức ngay khi còn mới để giữ được hương vị tươi nguyên của món ăn. - Hương vị ngọt ngào pha lẫn vị đắng mà chocolate mang lại, khiến cho người ta cảm giác như chính tình yêu của họ, là cảm giác đắng nghét khi vừa đưa chocolate vào miệng, nhưng càng ngậm, lại càng ngọt ngào.

Nguyên liệu cho món nama chocolate: 
   - 250gr chocolate trắng (bào nhỏ) 
   - 100ml whipping cream 
   - 15gr bơ nhạt (để mềm) 
   - 20gr đường mật (hoặc mật ong) 
   - 10gr bột trà xanh 
   - 1 hộp hình chữ nhật hoặc khuôn đẹp mà bạn có 
   - Giấy nến Cách làm nama chocolate trà xanh 



Bước 1: - Trước hết chúng ta cần đun cách thủy whipping cream cho nóng này.



Bước 2: Khi whipping cream đạt khoảng 80 độ C thì các bạn rắc bột trà xanh vào, khuấy đều và tắt bếp.



Bước 3: Sau đó, nhanh tay cho chocolate vào khuấy đến khi chocolate tan chảy hoàn toàn thì thả tiếp bơ và đường vào 



Bước 4:  Đổ hỗn hợp vào khuôn có lót giấy nến. Cho hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng từ 1 đến 2 tiếng đến khi đông lại thì lấy ra.



Bước 5: Rắc đều một ít bột trà xanh lên mặt phẳng rồi úp khuôn chocolate ra. Bóc giấy nến và rây bột trà xanh đều lên mặt còn lại. Sau cùng, các bạn dùng dao cắt kẹo thành từng viên là xong! 



Nếu mua được khuân thì đổ vào khuân hình sẽ đẹp hơn còn nếu không thì các bạn cắt thành từng miếng nhỏ ra thưởng thức ^^. 



Chúc các bạn thành công!

Cơm Tấm Sài Gòn

Cơm tấm trải dài khắp đất nước và khi đến Sài Gòn, trở thành nét văn hóa riêng trong ẩm thực Sài Gòn và được bán ở mọi con đường hay hẻm lớn nhỏ, từ nhà hàng đến những hàng quán tạm bợ.
Cơm tấm là sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm nhỏ, màu trắng, miếng sườn (cốt lếch) nướng cháy cạnh, bì thơm giòn hay trứng chưng béo mềm, trứng ốp la béo ngậy. Các nguyên liệu trên cũng là yếu tố để người ta phân biệt hàng bán cơm tấm với các hàng quán khác.tấm 
Để đạt được cách làm cơm tấm ngon, chuẩn, đẹp mắt, các bạn bạn cần chú ý một số điều cơ bản này nhé :
- Cơm tấm sau khi nấu xong phải tơi, xốp, không khô quá cũng không bị nhão;
- Nước nắm luôn giữ vị cay nhẹ, hơi ngọt, không quá nhạt, quá mặn để tạo hương vị đậm đà cho món ăn;
- Thịt nướng nhìn phải bóng bẩy, màu sắc, có mùi thơm đặc trưng của thịt nướng, không được để miếng thịt nhìn khô, nhạt màu hoặc cháy đen.

Để làm được món Cơm Tấm như thế thì bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau đây :
- Phần sườn nướng: 3 lát thịt cốt lết ngon, 2 thìa canh mật ong, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa nhỏ dầu hào, 1 thìa nhỏ dầu mè, tỏi, hành khô, hạt tiêu.
- Phần bì thịt : 400g thịt nạc mông hoặc thịt nạc vai, 200g bì, 1/2 bát con gạo nếp, muối, hạt nêm, hạt tiêu, tỏi, đường, nước mắm.
- Phần chả trứng: 4 quả trứng gà, 1/3 bát con thịt nạc xay, 1-2 lọn bún tàu, 1/4 củ hành tây nhỏ, vài tai mộc nhĩ, hạt tiêu, muối, đường, hạt nêm, hành khô, nước mắm.
- Phần nước mắm: nước mắm ngon, đường, giấm.
- Phần tương ớt: ớt quả, đường, giấm, tỏi.
- Phần mỡ hành: dầu ăn, hành lá.
- Phần đồ chua và rau ăn kèm: cà rốt, đường, giấm, muối, có thể thêm củ cải trắng. Rau dưa leo và cà chua ăn kèm.
- Gạo tấm.

Cách làm:
Đầu tiên là đi làm sườn nướng
Bước 1 :  cốt lết rửa sạch, chần sơ thịt và dùng khăn lau thật khô, ướp mật ong, muối, nước mắm, dầu hào, dầu mè, hạt tiêu, tỏi và hành khô đã giã mịn. Trộn đều, ướp khoảng 15 phút trở lên.
Bước 2 : Nướng từng lát thịt trên than hoa đến khi thịt chín vàng đều. Bạn có thể nướng thịt ở lò nướng, ở nhiệt độ 180 độ C, từ 30 - 45 phút, thỉnh thoảng bạn phết đều hỗn hợp nước sốt thịt lên bề mặt để thịt không bị khô.
Sau đó các bạn đi làm bì thịt
Bước 1:  Bì mua về rửa sạch, đun nồi nước sôi, thả bì vào luộc sơ, không đun lâu vì bì sẽ không dai. Lấy bì ra để nguội thái sợi , nếu đơn giản bạn có thể dùng bì thái sẵn.
Bước 2:Thịt nạc mông rửa sạch, cắt làm đôi nếu miếng thịt lớn, ướp vào bát thịt tỏi đã giã, hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, một thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, và một thìa nhỏ hạt nêm.
 Bước 3 : Đun một ít dầu ở chảo, cho thịt và phần nước sốt thịt vào ram vàng đều hai mặt, nếu phần nước sốt cạn nước, bạn châm vào một ít nước lạnh, tiếp tục đun đến khi thịt chín.
Bước 4 :  Thịt sau khi đun vàng đều hai mặt, để nguội, dùng tay xé sợi hay cắt sợi nhỏ.
Bước 5 : Gạo nếp đãi sạch, ngâm gạo qua đêm.
Bước 6 : Tiếp theo đổ gạo ra rổ cho ráo nước, cho gạo vào chảo, rang lửa vừa đến khi gạo vàng đều.
Bước 7 : Đổ gạo đã rang vào dụng cụ xay tiêu, xay thật mịn thành thính.
Bước 8 : Trộn thính, bì và thịt ram đã thái sợi, trộn đều, đổ ra tô lớn.
Tiếp theo là làm chả trứng
Bước 1 : - Phần chả trứng: nấm mèo, bún tàu ngâm nở. Nấm mèo cắt bỏ chân, bún tàu dùng kéo cắt ngắn.
- Hành tây bóc bỏ vỏ khô, thái hạt lựu nhỏ. Nấm mèo thái nhỏ
Bước 2 : Trộn đều thịt nạc xay, bún tàu, nấm mèo, hành tây, hành khô thái nhỏ, và bốn lòng trắng trứng gà, ba lòng đỏ, bạn giữ lại một lòng đỏ trứng gà để thoa lên bề mặt chả cho đẹp. Thêm vài hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ hạt nêm, một thìa nhỏ đường.
Bước 3 :  Tiếp theo đổ hỗn hợp chả trứng ra bát vừa ăn.
Bước 4 : Đem đi hấp chín hoặc nướng ở nhiệt độ 160 độ C từ 20 - 35 phút tùy theo bát lớn hay nhỏ, quét lòng đỏ trứng lên bề mặt chả khi gần chín, sau khi chín lấy bát thịt ra khỏi lò, để nguội, cắt lát vừa ăn.
Bước 5 : Thái chả thành từng miếng vừa ăn.
Làm nước mắm chấm
-  Phần nước mắm: thường nước mắm ăn với cơm tấm có vị ngọt, bạn pha theo tỷ lệ 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần nước và 1/2 phần giấm. Đun sôi đường và nước cho tan, để nguội thêm từ từ nước mắm, sau đó cho giấm vào, nêm vừa miệng.
Làm mỡ hành
- Phần mỡ hành: hành lá rửa sạch, thái nhỏ, trộn vào bát hành một ít dầu ăn, cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây để hành chín.
 Đồ chua ăn kèm
- Phần đồ chua: cà rốt rửa sạch, bào vỏ, thái sợi, trộn vào cà rốt một ít muối, để khoảng 15 phút sau đó dùng tay vắt ráo. Tiếp tục, thêm vào bát cà rốt một ít giấm, đường, ngâm chua ngọt, khi dùng, bạn lấy tay sạch vắt cà rốt cho ráo nước. Nếu dùng thêm củ cải bạn làm như cà rốt.
Trang trí cho món cơm tấm 
- Cà chua, dưa leo, rửa sạch, cắt lát vừa ăn.
- Khi dùng bạn múc một ít cơm để qua một góc, thêm một lát sườn, một lát chả trứng, một ít bì, một ít cà rốt, nước mắm, dùng kèm với dưa leo và cà chua. Dùng thìa múc một ít hỗn hợp mỡ hành phết lên bề mặt cơm và sườn đã nướng.
Cách làm cơm tấm rất đơn giản phải không các bạn, chỉ trong tích tắc là đã có một bữa cơm tấm thịnh soạn cho cả nhà.  Chúc các bạn thành công ^^!

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Sinh tố bơ mát lạnh

Trong những ngày hè nóng bức như thế này mà buổi trưa khi đi học về hay đi làm việc gì mệt về mà có ly sinh tố bơ mát lạnh thì thật là vui biết mấy?Quả bơ dễ mua và có chất dinh dưỡng cao nên món này mình rất khoái khẩu ? Ly sinh tố bơ để lạnh ăn rất ngon và mát nữa ,những lúc mệt ăn thì sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn rất nhiều đó.

Cách làm cực kì đơn giản nhé !
Nguyên liệu cần chuẩn bị :

- 3 quả bơ mềm. Phải là bơ mềm vì không ăn sẽ bị đắng nha.
- 200ml-250ml sữa tươi có đường
- 4 hộp sữa đặc nhỏ nhỏ.
- 3 thìa cà phê to nước cốt dừa. (nếu bạn thích dậy mùi nhiều thì có thể cho nhiều nước cốt dừa hơn một chút)
- Đường (để gia giảm tùy khẩu vị)
- 1/2 bát ăn cơm nước ấm ấm
- 1 nửa quả chanh vắt bỏ hạt.
- Đá bào
- Máy xay sinh tố



Cách làm 
Bước 1: Tách quả bơ làm đôi, bỏ hạt, dùng mũi dao khía caro rồi lấy thìa xúc lấy phần thịt bơ. Lượng thịt bơ thu được sau khi tách vỏ tầm 350gr.

Bước 2: Cho sữa đặc.

Bước 3: Rồi đến sữa tươi và kem whipping.

Bước 4: Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cầm tay xay thật nhuyễn

Bước 5: Với công thức này chúng ta không cần thêm đường vì đã có độ ngọt từ sữa đặc. Nếu muốn uống lạnh thì các bạn xay sinh tố bơ cùng với ít đá viên, còn để cho các bé ăn thì chỉ cần giảm độ ngọt bằng cách bớt khoảng 50gr sữa đặc các bạn nhé.


Chúc các bạn thành công!