Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Thịt trâu ,bò gác bếp Tây Bắc

Thịt bò (hay trâu) gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú bò thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.


Thịt trâu gác bếp
Với miếng thịt bò thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn nhìn thấy rất rõ trên từng miếng thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng. Khi ăn, món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được trong thời gian khá dài (khoảng một tháng).
Cách chế biến món thịt trâu gác bếp
Chuẩn bị thịt trâu ,bò tươi thái con chì và thái lọc thành từng thớ 

Thịt trâu đã được thái con chì lọc theo thớ
Sau đó tẩm ướp gia vị  tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Nếu để lâu cần bảo quản tủ lạnh, 0 độ C, khi bỏ ra ăn chỉ cần nướng qua hoặc cho vào nồi hấp lại.
Thị trâu sau khi được tẩm ướp gia vị
Sau khi thịt trâu đã ngấm gia vị các bạn sẽ đưa từng thớ thịt này treo nên gác bếp củi 

Thịt trâu xiên theo từng chuỗi trên gác bếp củi
Treo thịt trâu như vậy từ 3-5 tháng khi thịt trâu đã khô và kiệt lại khi đó thịt trâu sẽ rất thơm lẫn mùi của gia vị và mùi khói củi của núi đá.
Miếng thịt trâu gác bếp truyền thống của đồng bào dân tộc thường rất cầu kì trong cách chế biến cũng như thưởng thức. Không chỉ đơn giản là cho vào lò vi sóng hay hấp cách thủy như chúng ta hay làm, đồng bào dân tộc sẽ cuốn miếng thịt vào lá dong rồi vùi trong tro bếp, khi lấy ra thì đập miếng thịt để hết tro và làm miếng thịt tơi hơn.



Khi ăn thì nên xé nhỏ sợi chỉ và là món ăn rất là khoái khẩu với cánh mày râu 

Thịt trâu xé chỉ
Đối với những nơi có độ ẩm cao thịt trâu thường được chế biến thêm sau khi đã phơi khô
Hấp cách thủy  xếp các miếng thịt vào nồi rồi hấp cách thủy, đun sau khi sôi từ 5 đến 8 phút là có thể lấy ra ăn được.

Thịt trâu cách thủy

Quay bằng lò vi sóng: bạn có thể cho thịt vào lò vi sóng và quay tầm 2-3 phút là được.
Nướng: Bạn có thể nướng bằng than hoa hoặc trên bếp ga, tuy nhiên cách này có thể làm cháy gia vị bên ngoài, bạn nên đập miếng thịt để loại bỏ phần cháy và làm miếng thịt tơi mềm hơn.

Thịt trâu nướng lại bằng lò vi sóng







Hướng dẫn cá nục hấp cà

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Đặc sản cơm lam

Đặc sản cơm lam
Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non…

Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm Lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách.

Nhiều vùng đất coi cơm Lam như món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội, nhưng phải kể đến cơm lam Tây Nguyên, Cao Bằng và Thanh Hóa gắn với người dân tộc Tày, Nùng, Mường, Dao Thái…Đặc biệt, Vùng Tam Kim, Bắc Hợp thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) được tiếng là cơm Lam ngon hơn nhiều vùng khác. Vùng này còn có thứ gạo ngon nổi tiếng, người Tày gọi là gạo Khẩu lùm phua, có nghĩa là thứ gạo ăn ngon đến nỗi người đàn bà có thể quên cả phần chồng! Một cách ví von để khẳng định sự thơm ngon của loại gạo này.

Cơm lam Tây Nguyên
Để làm được cơm Lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dung lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm Lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là “khảu tan” (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt chảy trong rừng sẽ tạo nên một cơm Lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.


Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài.

Cơm Lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm Lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).

Cơm lam ăn kèm với thịt quay


Nếu không có điều kiện để lên rừng thưởng thức hương vị đặc biệt này, bạn có thể tìm đến nhà hàng Bắc Pó ở đường Yên Phụ, cơm Lam ở đây được tiện thành từng khúc ngắn độ 4-5 phân như khúc mía mà người bán rong thường vẫn tiện sẵn, chấm từng miếng với muối vừng, thi thoảng chen vào một lát măng chua, khung cảnh nhà sàn nên thơ sẽ khiến bạn cảm tưởng như đang hòa mình cùng núi rừng…

Cá kho làng Vũ Đại




Làng Đại Hoàng thuộc xã Hòa Hậu (tên cũ là Nhân Hậu), H.Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có truyền thống kho cá ngon từ rất lâu đời.Cá kho từ làng mà người ta quen gọi là cá kho làng Vũ Đại, nổi tiếng khắp cả nước và đã được xuất khẩu. Cá được sử dụng là loại cá trắm, ướp nhiều loại gia vị đặc trưng như gừng, riềng… kho một lửa trong niêu đất từ 10 đến 12 tiếng, do đó, dù không có chất phụ gia nhưng mỗi niêu cá có thể để được từ 5 đến 10 ngày không cần bảo quản trong tủ lạnh.






Loại cá để kho là loài cá trắm đen
Gia vị chuẩn bị kho cá

Do cá trắm đen không thể nuôi đại trà như trắm cỏ nên cần được gom sẵn từ trong năm, thả ở các ao và gần Tết bắt lên cho sống trong bể lớn. Cá trắm đen dùng để kho thường có trọng lượng 3-4kg/con.
Cá được làm sạch, bỏ đầu, đuôi, ruột và không đánh vảy. Sau khi xếp một lớp riềng thái miếng xuống đáy nồi, bắt đầu xếp cá vào nồi, trên cùng là riềng và gừng giã nhỏ, người ta cho kẹo đắng, nước mắm vào nồi cá và đun cho đến khi nồi cá sôi thì cho thêm gia vị gồm, mỳ chính, chanh hoặc quả chấp (khoảng 4 quả).

Cá trắm đen thường sử dụng để kho

Trước đây, người Nhân Hậu còn sử dụng nước tương cua để thay nước mắm cũng làm cho nồi cá rất ngon. Kho cá phải đun nhỏ lửa, sau khi sôi nồi cá chủ yếu được giữ nhiệt bằng than và trấu.

Để tránh nhiệt không đều, xung quanh khu vực bếp đun được che chắn gió bằng những tấm bạt. Do lượng hàng lớn, mỗi lần kho cá, gia đình ông Thỏa thường dùng 2 cây thép (phi 16) và dây thép nhỏ ngăn thành từng ô để làm kiềng.
Cá được kho xong


Những niêu cá trên chiếc kiềng sắt dài trông giống như một đoàn tàu có nhiều toa nối nhau. Món cá kho thường được đun trên bếp củi từ 13 đến 17 tiếng đồng hồ, khi nào nước trong nồi vừa cạn hết là được. Cá kho thường có màu vàng sậm, thịt cá thơm ngon, rắn chắc, xương cá nhừ có thể ăn được.
Sau khi nồi cá nguội, người ta đậy vung nồi đất và cho vào hộp các- tông để tiện cho việc vận chuyển đi các nơi. Thời tiết lạnh, sử dụng đúng cách, cá kho có thể để được nửa tháng, thậm chí thời gian dài hơn.

Hủ tiếu Mĩ Tho

Tiền Giang được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tiền Giang tiếp đón du khách bằng những thắng cảnh nổi tiếng như Cù Lao Thới Sơn, các vườn cây ăn trái trĩu quả hay các ngôi chùa cổ nhuốm màu thời gian... Không chỉ có vậy, du khách còn được thưởng thức món hủ tiếu nức tiếng của người dân thành phố Mỹ Tho (thủ phủ của tỉnh Tiền Giang).
Vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối mát trời, hủ tiếu là món ăn ngon miệng mà du khách nên
thử khi ghé đến Mỹ Tho
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản... tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này.
Nguyên liệu ăn kèm hủ tiếu Mỹ Tho thường là thịt nạc, xương, lòng, tôm, mực...
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt... hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chén nước chấm đậm đặc có vị chua ngọt là đặc trưng của quán hủ tiếu Hạnh mà thực khách rất thích
Nếu có dịp đến Mỹ Tho, du khách có thể ghé đến quán hủ tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh). Quán ăn tuy nhỏ nằm bên lề đường, nhưng lúc nào cũng thu hút rất đông thực khách trong cũng như ngoài nước ghé ăn thử. Theo người dân thành phố Mỹ Tho, sở dĩ quán ăn này đông khách nhờ vẫn giữ được hương vị truyền thống.
Hướng dẫn cách làm 
Vật Liệu chuẩn bị :
Các khâu chuẩn bị món Hủ tiếu Mỹ Tho
- Xương heo (xương ống thì ngon vô cùng)
- 1lb thit xay
- 1/2 tôm (nếu ăn nhiều thì 1 lb)
- 1 cái gan
- 1 vỉ trứng cút 24 cái, nếu không có tươi thì
   dùng 1 lon trứng cút
- 1 bó cần tầu nhỏ
- 1 bó hành lá
- 2 trái chanh
- 1 bó hẹ
- 1 bọc giá (ít nhiều tuỳ số lượng ngưòi ăn)
- 2 muỗng canh củ cải mặn cắt nhỏ của chinese
- 2 củ cải trắng
- đường, nước mắm, bột ngọt, dầu lynn
- dầu hào (hoặc xì dầu) + giấm + dầu mè


Chế biến nấu món Hủ tiếu Mỹ Tho

Bắc 1 nồi nước lèo to tuỳ ý thích, nấu cho sôi, và nếu thích cho vào 1 củ hành tây chẻ làm tư, đừng có chẻ đứt. Nấu cho sôi thì cho gia vị vào, thường thì cho vào khoảng 2 muỗng ăn canh đầy, nếu thấy nồi nước lèo chưa đủ mùi thơm và ngọt thì cho thêm vào. Xong thì nấu cho sôi, cho tan gia vị, để lửa nhỏ lại, và nêm cho vừa ăn, thêm nước mắm, đường, bột ngọt khi cần. Nêm vừa ăn thì thôi, vặn lửa nhỏ để nước lèo sắc và ngon.
- Thịt xay: cho lên chảo tí dầu cho nóng, xong cho vào 2 muỗng canh cải mặn. Kế đến cho thịt vào xào, rồi cho vào tí đường, tí bột ngọt, xào lửa cao cho săn, khi chín thì nêm cho vừa ăn,
nếu không vừa ăn thì nêm thêm gia vị. Xong tắt lửa bỏ qua 1 bên.
Xá xíu mua về thái miếng mỏng để vào đĩa.
Gan luộc với 1 chút muối + vài lát hành tây (cho có vị thơm), vừa chín tới vớt ra, thái miếng mỏng.
Tôm: chẻ lưng, lột vỏ, chà muối, rửa sạch để ráo nước (có thể trụng tôm khi nào ăn cũng được, còn không thì trụng hết 1 lúc bày ra dĩa, trụng trong nồi nước lèo). Trụng tôm để ráo rồi cho vào cùng đĩa với gan.
Trứng cút tươi: thì luột chín ròi bóc bỏ vỏ. Còn trứng cút lon: thì nấu nồi nưóc sôi nhỏ lên, bỏ trứng cút vào trụng sơ rồi đổ ra gỗ cho ráo nước và bỏ 1 bên đĩa cùng với gan, tôm.
Cần: rửa sạch cắt, lấy phần cọng, cắt nhỏ như cắt hành, cho vào 1 chén. Còn phần lá thì cắt dài dài giống cắt hẹ, để vào đĩa.
Hành lá: rửa sạch, phần trắng thì cắt khúc dài dài, phần lá thì cắt nhỏ. Cho vào 1 chén. Rồi cắt vài miếng chanh để chung 1 bên.
Hẹ: rửa sạch, rôi cắt khúc dài dài, để chung với cần.
Giá: rửa sạch, ráo nước để chung với hẹ + cần.

Cách nấu nước lèo:

- Xương heo rửa cho sạch, cho nồi nước sôi vừa thôi, sôi lên thì cho toàn bộ xương vào trụng sơ, rồi đổ bỏ nước, rửa sạch, cho sạch máu tanh.

Nồi nước lèo cho món hủ tiếu

- Lấy 1 nồi nước to, nấu sôi. Cho vào xương heo + 2 cái củ cải trắng, bào vỏ rửa sạch. Nấu cho sôi lên rồi cho lửa nhỏ xuống để sôi từ từ cho đến khi nào xương mềm. Trong quá trình thì hớt bỏ bọt cho sạch và trông nước lèo. Khi xương mềm thì nêm gia vị vào cho vừa ăn thì thôi. Khi nào ăn thì múc cho vào tô hủ tiếu.

Trình bày:

Hủ tiếu nước
- Khi nào ăn thì mới trụng hủ tiếu. Cho 1 nồi nước vừa, đầy nưóc nấu sôi. Dùng cái giá lưới để trụng hủ tiếu như vậy ăn ngon hơn, hủ tiếu mềm mại nữa. Bỏ hủ tiếu vào giá, trụng vào nước đang sôi, rờ cọng hủ tiếu mềm thì sóc cho ráo nước rồi bỏ vào tô.



- Kế đến cho vào tô 1 muỗng canh thịt bầm, vài lát xá xíu, 2 cái trứng cút, 4 con tôm, vài lát gan, cho lên trên 1 nhúm lá hẹ và 1 nhúm cần cắt nhỏ.
- Cho nước lèo đang sôi vào tô, rắc tiêu, hành phi, bầy vài lá cần lên mặt tô cho đẹp và ngon mắt.

Hủ tiếu khô:
- Nước sốt hủ tiếu khô: 1 tsp dầu hào + 1 tsp dấm + vài giọt dầu mè, khuấy đều (cho 1-2 tô).
- Chuẩn bị tô hủ tiếu với tất cả mọi món bày trên mặt tô như ở trên, thay vì cho nước lèo vào, chúng ta cho 1 muỗng sốt hủ tiếu khô* vào. Khi ăn trộn lên cho nước sốt thấm đều với sợi hủ tiếu. Nước lèo thật nóng được để vào một chén riêng với một ít hành ngò và cần lá, vừa ăn hủ tiếu khô người ta vừa húp thêm nước dùng.



Món Hủ Tiếu Mỹ Tho, dọn ra ăn với giá + chanh, nếu ai thích hành cho vào tí hành lá. Dọn kèm bên 1 chén nước mắm với ớt xanh hay đỏ cắt nhỏ, và hủ tương ớt.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Nem chua Hà Nội

Hà Nội có nhiều món ăn ngon theo mùa như chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì...Nếu ai đã từng đến Hà Nội trong những ngày mùa đông, bạn sẽ thấy dọc trên các con phố có rất nhiều các kiểu hàng quán nướng. Có lẽ vì Hà Nội có mùa đông, trong tiết trời lạnh, người ta thường thích ngồi nhâm nhi nơi các hàng quán nóng. Nào là khoai, ngô, sắn luộc... tới chân, cánh gà, chim cút... nướng, đặc biệt phải kể đến món nem chua nướng Hà Nội.
Người ta kể rằng, nguồn gốc của món ăn này khá đơn giản: bắt đầu từ một chiều mùa đông cách đây gần 20 năm, khi một cậu bé tiểu học trên đường đi học về ngang qua quán cóc trên phố Ấu Triệu của cụ bà bán khoai, xin nướng nhờ cây nem chua ăn cho đỡ lạnh. Nướng xong bà thấy nem vàng, tỏa mùi thơm, ăn thử thấy bùi, dai, ngọt, béo hương vị thật khó quên... Sự tình cờ này đã góp thêm cho Hà Nội món ăn đặc sản nem chua nướng thơm ngon.
Nem chua được bóc lớp lá chuối bên ngoài, xiên vào que tre, nướng trên than hồng. Nướng nem chua tưởng dễ mà lại rất khó, người nướng phải lật trở liên tục, và canh nem đủ độ chín là phải lấy ra ngay để lớp lá ổi đinh lăng không bị cháy sém, mới ngon. Nem nướng xong được dọn trên một cái mẹt làm bằng tre, khách ngồi ghế nhựa ngay vỉa hè, vừa ăn vừa thổi và ngắm phố phường…Vị cay, ngọt bùi béo trong từng cây nem chấm tương ớt giữa tiết trời se lạnh của mùa đông luôn là một cái thú thưởng thức ẩm thực mà rất nhiều người Hà Nội ưa thích.



Ngoài nem chua nướng còn có nem chua chiên


Món này có phần giống với món nem chua nướng nổi tiếng của Hà Nội, nhưng thay vì nướng, chủ quán đã biến thể bằng cách tẩm nem chua vào bột chiên xù và rán lên.
Món nem chua chiên đem lại sự thích thú cho người thưởng thức, nem chua sau khi chiên có mùi vị rất đặc trưng, vừa giòn vừa mềm mà vẫn giữ được cái vị bùi bùi béo béo của nem chua rất ngon và lạ miệng.

Nem chua rán
Nếu ai đã một lần được thưởng thức vị ngầy ngậy, nóng giòn của chiếc nem chua rán thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc biệt ấy. Cái cảm giác cắn ngập răng chiếc nem chua giòn tan hòa quyện trong vị cay cay của tương ớt, vị thơm mát của củ đậu hay dưa chuột ăn kèm làm ta như quên đi hết mọi thứ xung quanh…

Nem chua rán khác với nem chua chiên ở chỗ, nó được rán lên trực tiếp hoặc tẩm bột chiên giòn. Còn gì tuyệt hơn khi được ngồi cùng bạn bè thưởng thức đĩa nem chua rán nóng giòn bên ly trà đá và cùng nhau trò chuyện để cảm nhận các giá trị của ẩm thực cổ truyền Việt Nam mà không nơi nào có được.
Có lẽ, các bạn thường khoái thưởng thức những món nem ở vỉa hè, góc phố Hà Nội như: ngõ Tạm Thương, đường Nhà Thờ Lớn, phố Hàng Bông, hay những cổng trường... Nhưng ít bạn biết, những chiếc nem ấy được nhập từ một của hàng nức tiếng trên đường Trần Xuân Soạn (Hà Nội). Đó là cửa hàng Trần Công Châu. Ông Châu - chủ cửa hàng chính là một người con của làng Ước Lễ (Hà Tây cũ) - làng có truyền thống làm giò chả, nem chua lâu đời nhất Bắc Bộ.

Nem chua nhà mình vẫn hay đấy, làm có khó đâu nào. 
Có lẽ nem chua là món ăn vặt được yêu thích nhất nhì không chỉ của riêng teen chúng ta mà còn của mọi người nói chung nữa. Đó là món ăn chắc chắn được duỵêt vào menu ăn uống của chúng mình mỗi khi tụ tập đấy nhỉ.
Sau đây là cách làm món nem chua
Nguyên liệu cần có:
- 1kg thịt nạc mông
- 200g bì lợn
- 2 củ tỏi, xắt lát mỏng
- Lá sung
- Hạt nêm, đường, hạt tiêu
- Lá chuối, dây chun hoặc nilon

Bước 1:
Đầu tiên bì heo các ấy mua về rửa sạch, trần chín rồi thái sợi nhỏ và ngắn. Thịt nạc xay nhuyễn mua về đem trộn đều với bì, tỏi, hạt nêm, đường, hạt tiêu và thật ít nước mắm.


Bước 2:
Nếu không kiếm được lá chuối, mình trải giấy nilon ra, cho lá sung rửa sạch và thái nhỏ xếp vào trước, cho ít thịt lên trên, xếp các lát tỏi xung quanh cùng với ớt rồi cuộn lại thật chặt, như cuộn sushi


Bạn nào không ăn được cay nhiều có thể thái nhỏ ớt ra rồi xếp lên trên như thế này cũng được. Và mình cũng có thể lấy 1 chiếc khay nhỏ, xếp thịt, lá sung, tỏi và ớt như hình bên để làm thành tảng nem chua lớn.


Bước 3:
Lấy lá chuối, mình gói theo từng lớp lá ngang dọc xen kẽ nhau rồi lấy chun buộc lại 2 đầu là được.


Gói xong, mình để nem nơi thoáng mát khoảng 3-5 ngày là nem chín rùi đấy.


Sau đó các bạn chế biến theo ý thích của mình như chiên , rán ,nướng hay ăn trực tiếp với tương ớt kết hợp với lá thơm như lá sung,đinh năng...